Công dụng Dưa_bở

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Dưa bở là một trong những loại quả vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giải khát, thanh nhiệt và trị được nhiều bệnh. Có thể nói không chỉ là loại quả giải khát trong mùa nóng, mà tất cả các bộ phận của cây dưa bở như dây, lá, cuống, hạt… đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt là bộ phận cuống dưa, thường dùng để gây nôn, giải độc thức ăn[4].

Đặc tính chữa bệnh

Theo Đông y thì dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, giải nhiệt và thông khí, trừ phiền, thông khí, lợi tiểu, trong những ngày hè nóng bức ăn dưa bở có thể phòng ngừa được cảm nắng, chống say nắng, trị táo bón và mất ngủ rất tốt. Tuy nhiên, nếu bị bệnh đường ruột và đái đường thì cần lưu ý không sử dụng[5].

Hạt dưa có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo bón... Hoa dưa bở chữa nấc, đau tim... còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ. Cuống dưa bở có vị đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện, giải độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn...[6][7]

Cũng theo y học cổ truyền, cuống dưa vị đắng, tính lạnh, có độc, thường dùng để gây nôn, thông đại tiện. Thịt quả vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng trừ phiền nhiệt, lợi tiểu tiện, phòng trúng nắng trong mùa hè. Hạt dưa bở vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị. Ngoài loại dưa bở mà ta thường ăn, gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nhập ngoại, loại vỏ dày và vỏ mỏng. Tất cả các loại dưa này đều có thể dùng làm thuốc.

Cách sử dụng

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Để chữa chứng nhiệt, phiền khát, tiểu tiện rít, không thông thoát, đại tiện táo bón, có thể lấy quả dưa bở 250 g, bỏ vỏ, ăn cả hạt. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu. Trung y ngay từ thời Nhà Hán đã biết dùng cuống quả dưa bở để thúc nôn phong đàm và thức ăn không tiêu trong dạ dày ra. Y học hiện đại cũng khẳng định rằng, trong cuống quả dưa bở có chất melotoxin, loại thuốc đặc hiệu quan trọng thúc nôn, hạ thủy, làm tiêu tan hoàng đản.[3] Người bị chứng rụng tóc, hói đầu có thể áp dụng một bài thuốc đơn giản từ lá dưa bở: Lấy lá này đem giã nát, vắt lấy nước, bôi lên chỗ đầu hói. Vài ngày sau tóc sẽ mọc lên. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa ngứa đầu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dưa_bở http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2002/05/3b9bbc8f/ http://www.ipni.org/ipni/idPlantNameSearch.do?id=2... http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew-2746... http://dantri.com.vn/c7/s7-238458/dua-bo-chua-mat-... http://dantri.com.vn/suc-khoe/bai-thuoc-tu-dua-bo-... http://dantri.com.vn/suc-khoe/giai-doc-thuc-an-ban... http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx... http://suckhoedoisong.vn/200862110945419p0c60/dua-... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Cucumi... https://species.wikimedia.org/wiki/Cucumis_melo?us...